Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

5 đại dự án nguy ngập thời ông Vũ Huy Hoàng: Sao không thấy ai bồi thường?

Liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh bê bết tại một số dự án lớn của các doanh nghiệp Nhà nước gắn với trách nhiệm người đứng đầu, sáng nay (27/10), đại biểu Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí:

Đại biểu Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: Bích Diệp)
Đại biểu Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: Bích Diệp)

“Nếu không quy trách nhiệm đến nơi đến chốn sẽ có lỗi với dân”

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì hiện có khoảng 400 tỷ USD đang nằm trong khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nắm tới hơn 3 triệu tỷ đồng tổng tài sản và khoảng 1,4 triệu tỷ đồng vốn chủ sở hữu song hiệu quả mà nền kinh tế nhận lại được từ khu vực này lại không tương xứng. Ông nhận định như thế nào về thực trạng trên?

- Đấy là vấn đề. Nếu ta nhìn vào thực tế thì thấy rằng các DNNN được hưởng rất nhiều ưu đãi, ưu tiên, cả về hành lang pháp lý, đất đai, công nghệ, nguồn vốn. Các DNNN được kỳ vọng sẽ thực sự trở thành những đầu tàu của nền kinh tế thế nhưng, trên thực tế hiệu quả của những doanh nghiệp này lại chưa tương xứng, chưa đáp ứng được mong muốn của nhân dân, chưa ngang tầm với đầu tư hiện có. Các đại biểu đang phân tích nguyên nhân vì sao.

Do thời gian qua, các doanh nghiệp này đầu tư ngoài nhiệm vụ chính trị hơi nhiều, thoái vốn chưa đạt kết quả như mong muốn, cách thức quản trị đang đặt ra nhiều thách thức. Nếu cứ theo thói quen cũ, cứ có vốn là làm, có vấn đề gì đã có Nhà nước “đỡ” thì sẽ không đáp ứng được mong muốn của cử tri và nhân dân.

Bởi nguồn lực nằm tại các doanh nghiệp này cũng từ thuế của dân mà ra, nên khi sử dụng đồng thuế đó thì các DNNN phải hết sức có trách nhiệm để mang lại hiệu quả. Không thể cứ thiếu là gọi vốn, cứ thiếu là “kêu” trong khi từ công nghệ đến quản trị đều không đạt hiệu quả. Nếu không sửa đổi thì sẽ mất lòng tin của nhân dân nhiều lắm!

Là một đại biểu Quốc hội, ông nhìn nhận thế nào trước tình trạng có nhiều siêu dự án hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, làm mất vốn Nhà nước rồi lại liên tục đòi xin cơ chế, xin ưu đãi riêng?

- Tôi thấy đây là một thói quen không tốt trong thời gian qua của các DNNN. Ở góc độ nào đó, nếu không quy trách nhiệm đến nơi đến chốn thì sẽ có lỗi với dân.

Tôi lấy ví dụ như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình… đưa công nghệ lạc hậu vào, tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của, đội vốn nhưng rồi lại hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, đến lúc đó lại kêu gọi Chính phủ cứu trợ, kêu gọi Quốc hội tính toán phân bổ về mặt ngân sách. Một sự lãng phí quá lớn!

Trong vấn đề này cần phải quy trách nhiệm và xử lý. Đến thời buổi này mà còn đi nhập công nghệ “rác” về rồi đội giá thành lên như thế, không mang lại hiệu quả gì. Đó thực sự là một nỗi đau của dân tộc!

Theo quan điểm của tôi là phải mạnh dạn xử lý nghiêm và quy trách nhiệm những người đã dẫn tới những sai sót đó chứ không phải là cứ để thiếu vốn rồi gọi vốn nữa. Bây giờ không còn cái cơ chế kiểu xin - cho như vậy nữa, phải kiên quyết chấm dứt cơ chế đó.

Ông có thể nói rõ hơn về việc “quy trách nhiệm” ở đây không?

- Ở đây có nhiều hạng mục. Trong quá trình anh lập dự án thì anh cũng đã nghiên cứu, học hỏi các nơi, anh tham quan khảo sát, anh tính toán về công nghệ, anh tính toán về hiệu quả đầu tư, anh mới trình dự án đó ra.

Đề quá trình phê duyệt dự án thì anh cũng phải thẩm định, đánh giá và xem xét rất toàn diện theo quy định của pháp luật, cả về công nghệ, cả về hiệu quả, cả về tác động môi trường v.v. Tại sao các bước đó lại qua dễ như thế? Trong khi những dự án với nguồn vốn lớn như vậy thì yêu cầu công nghệ, kỹ thuật và vấn đề giá thành sản phẩm đã phải tính toán ghê gớm lắm, thế mà vẫn lọt. Giờ quay ra lại bảo hoạt động không hiệu quả, thua lỗ. Không lẽ bây giờ Nhà nước lại phải đổ vốn tiếp vào những dự án thua lỗ đó hay sao?

Tôi rất đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ là phải xử lý những dự án này, có thể ngừng hoặc cho giải tán. Thế nhưng ai đã tham mưu để thực hiện các dự án này thì phải quy được trách nhiệm. Có cả một hệ thống mà lại để như vậy thì sẽ thành nỗi đau của đất nước!

Nguồn vốn lớn như vậy mà lại đầu tư thua lỗ, không hiệu quả, trách nhiệm của người đứng đầu, phụ trách lại không thấy ai nói tới khiến nhân dân, cử tri rất bức xúc.

Một góc công trường đại dự án Gang Thép Thái Nguyên mở rộng (giai đoạn 2) tổng vốn 8.000 tỷ đồng
Một góc công trường đại dự án Gang Thép Thái Nguyên mở rộng (giai đoạn 2) tổng vốn 8.000 tỷ đồng

Cài cắm người nhà quản lý doanh nghiệp: Thảm họa về mặt nhân sự của đất nước

Theo ông, cơ quan chủ quan là Bộ Công Thương trong nhiệm kỳ vừa qua có trách nhiệm như thế nào với 5 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng đang triền miên thua lỗ và đứng trước nguy cơ mất vốn, phá sản?

- Đối với Bộ Công Thương, Trung ương cũng đã có kiểm tra rồi, trách nhiệm của các đồng chí ở đó cũng đã được phân tích rõ ràng rồi. Nhưng để sai sót thế này là không hề nhỏ, không phải là vấn đề đơn giản!

Nếu chỉ một hai chuyện xảy ra thì ta không nói nhưng đây là có quá trình, có hệ thống. Như vậy, bên trong là vấn đề gì? Cử tri muốn biết rõ vấn đề nội tại bên trong đó là gì? Nếu phơi bày được nguyên nhân từ bên trong thì hướng xử lý mới đáp ứng được, chứ không phải là chỉ quy trách nhiệm đơn thuần, chỉ cảnh cáo thôi là đủ!

Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến cho biết không tán thành với cách xử lý như vậy!

Ở những chỗ khác chúng ta có Luật Bồi thường Nhà nước, ai làm gì sai đều phải có cơ chế bồi thường. Các cơ quan tiến thành tố tụng thậm chí xử một vụ án oan cũng phải bồi thường Nhà nước, cá nhân họ cũng phải chịu trách nhiệm cho việc làm sai của họ. Thế nhưng tại sao ở Bộ Công Thương có nhiều vấn đề như thế thì lại không thấy nói gì đến bồi thường, không thấy trách nhiệm là ai phải chịu và chịu ở mức độ nào? Cử tri cũng đánh giá là chưa có sự công bằng trong xử lý các vi phạm hiện nay.

Sắp tới, trong hệ thống pháp luật cũng phải cần nghiên cứu tính toán. Đặc biệt là trong các giải pháp điều hành, Chính phủ phải làm nghiêm ở những vụ việc đó để lấy lại niềm tin của nhân dân.

Dư luận cho rằng, trong việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vẫn có tình trạng cài cắm “con ông cháu cha” vào và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, mất vốn của một số doanh nghiệp, dự án lớn vừa qua. Theo ông, giải quyết vấn đề này cần phải làm gì?

- Tôi đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Ai cũng nói rằng mỗi lần bổ nhiệm đều đúng quy trình hết nhưng nếu đúng quy trình thì tại sao hiệu quả quản trị doanh nghiệp lại không cao và để dư luận lớn trong nhân dân như thế?

Tôi đề nghị phải rà soát tổng thể. Rà soát không đơn thuần chỉ là nhận diện đâu. Khi đã nhận diện các trường hợp cụ thể rồi thì phải xử lý thế nào để không còn hệ lụy nữa. Cái hệ lụy mà người ta nói nhiều là “tìm người tài khó hơn tìm người nhà” – nếu cứ như vậy mãi thì còn cơ hội nào để cho người tài họ phát huy được năng lực của mình ở trong những lĩnh vực then chốt, đưa đất nước phát triển! Nếu vấn đề này còn tồn tại, không xử lý được thì sẽ làm thảm họa về mặt nhân sự của đất nước.

Cảm nhận của ông như thế nào về việc xử lý vấn đề bổ nhiệm nhân sự tại Bộ Công Thương, mà cụ thể là đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải?

-Các vụ việc trên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận, bây giờ quan trọng là cách xử lý tiếp theo như thế nào.

Như tôi đã từng nói trước đây, với trường hợp Vũ Quang Hải, nếu anh ấy tự trọng thì nên xin rút. Còn quy trình đã công bố như vậy, dư luận cũng đã bày tỏ sự không đồng tình. Nếu có năng lực thực sự thì làm việc gì cũng được, nhưng đưa vào trong giai đoạn đó thì tạo ra tiền đề không hay.

Rồi vụ Trịnh Xuân Thanh lọt lưới thì cũng đã đặt vấn đề trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương từ quy hoạch, đề bạt… rồi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là bài học kinh nghiệm, không riêng gì Bộ Công Thương và nhiều nơi khác cũng phải rút kinh nghiệm.

Tôi nghĩ, nếu con của các đồng chí lãnh đạo mà giỏi thực sự thì điều đó rất tốt cho đất nước, nhưng chỉ có điều là cứ đưa vây cánh vào mà quên đi những yếu tố khác, những tài năng khác thì đó lại là thiệt thòi của dân tộc.

Tôi nghĩ rằng các đại biểu Quốc hội khác cũng sẽ đồng tình với tôi đó là sau khi rà soát đã nhận diện ra được thì phải có xử lý, có vậy mới tạo được niềm tin cho nhân dân và đặc biệt là cho lực lượng lao động trẻ hiện nay.

Nhiều ý kiến đặt vấn đề về việc cần khởi tố nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Quan điểm của ông thế nào khi mà mức độ kỷ luật đảng đối với ông Hoàng mới chỉ là cảnh cáo chứ chưa phải là khai trừ?

- Từ góc độ Đảng, với những vi phạm của ông Hoàng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đánh giá ở mức kỷ luật cảnh cáo nhưng nếu khởi tố thì phải xem các sai phạm về mặt pháp luật như thế nào. Phía Đảng kiểm tra chỉ xử lý về mặt đảng, còn những vấn đề liên quan khác phía sau thì phải có điều tra tiếp. Cho nên thời điểm hiện tại tôi chưa bình luận.

Xin cảm ơn ông!

Bích Diệp (thực hiện)

Tag :ông Đặng Thuần Phong, Ủy ban các vấn đề xã hội, 5 đại dự án thua lỗ, Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng

Có cái nắng, có con cá, có hạt muối mới là mắm

Giữa những thông tin nhiễu loạn về nước mắm có chứa thạch tín, rồi đâu là nước mắm đâu là nước chấm, sáng sớm tôi đã nhận được điện thoại từ người bạn. Đầu dây bên kia gợi ý sao không đi gặp những người được xem là “nhà nước mắm học”.

Nghe thạch tín, muốn ngã ngửa vào lu

Ít ai ngờ tại xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), một nơi khá xa biển lại có một vườn mắm hoành tráng với 700 lu mắm được sắp đặt khéo léo thành từng nhóm trên diện tích gần 2 ha.

Đang cùng các công nhân rút nước từ lu ra để vớt bọt, trộn cá, ông Nghiêm Phúc, chủ vườn mắm trước khi bắt tay đón chúng tôi còn kịp tranh thủ dùng ngón trỏ chấm vào lu mắm đưa lên miệng mút ngon lành.

Ông Phúc kể tám năm trước khi đang kinh doanh nhà hàng ở Mũi Né ông đã chọn mua mảnh đất này để học nghề làm mắm và chọn Thanh Hải, làng nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Phan Thiết để học hỏi. Nghiên cứu biết cách làm mắm ở Thanh Hải có nguồn gốc từ nước mắm Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa khi những người dân ở đây di cư vào Nam mang theo, ông Phúc xách ba lô đi đến tận nơi để tìm hiểu. Ngoài ra, ông còn có thể ngồi hàng giờ bên những vị lão thành, những bậc cao niên nổi tiếng về nghề mắm Phan Thiết để lắng nghe những trải nghiệm về nghề làm mắm, nơi nổi tiếng với câu thành ngữ: “Văn chương không bằng xương cá mòi”.

Ông Phúc cho biết mỗi chiếc lu có thể chứa được tới 230 kg cá và được muối mắm với công thức 3 cá + 1 muối. Nếu lấy đúng chuẩn, cá cơm kéo dài đến 12 tháng mới ra mắm; còn cá nục vì phân hủy lâu hơn nên kéo dài đến 18 tháng. Mỗi lu có thể lấy được ba lần mắm với khoảng 300 lít mắm.

Ông Phúc tâm sự làm nghề mắm rất cực, một nắng hai sương, lúc nào cũng hôi hám chứ không phải như nhiều người nghĩ cứ muối cá xong để đó, đúng ngày là rút mắm. Theo ông Phúc, ngoài việc thường xuyên vớt bọt, đảo cá, khâu quan trọng nhất vẫn là dang nắng. “Nơi nào có nhiều nắng nơi đó chắc chắn sẽ làm được mắm ngon bởi nhiệt độ cao tác động vào lu mắm cũng giống như nấu chín mắm. Có cái nắng, có con cá, có hạt muối mới gọi là mắm bởi công thức bất biến của hàng trăm năm nay chính là cá, muối và nắng” - ông Phúc nói như hát.

“Mấy hôm trước đọc báo nghe tin nước mắm có chứa thạch tín khiến tôi muốn ngã ngửa vào lu mắm. Nếu thật sự vậy thì hàng trăm năm nay ông cha chúng ta đã chết vì nước mắm rất nhiều rồi chứ không thể dùng nước mắm lú lâu năm uống để chữa đau bụng; thợ lặn uống nước mắm trước khi nhảy xuống biển để đỡ lạnh hay muốn hát vọng cổ hay có giọng cao vút, người ta thường uống một ngụm nước mắm để tê mặn đầu lưỡi” - ông Phúc nói.

Yêu nghề nước mắm, ông Nghiêm Phúc rời bỏ nhà hàng để đầu tư vườn mắm tới 700 lu.

Yêu nghề nước mắm, ông Nghiêm Phúc rời bỏ nhà hàng để đầu tư vườn mắm tới 700 lu.

Ông Nghiêm Phúc yêu nghề làm nước mắm đến nỗi ngày nào cũng ngửi nước mắm vì nghiện.

Công nhân đang rút mắm để đảo cá, dang nắng. Ảnh: Phương Nam

Công nhân đang rút mắm để đảo cá, dang nắng. Ảnh: Phương Nam

Buồn cười khi ai cũng đòi… mắm nhỉ

Chúng tôi gặp dì Ba, người làm nước mắm cá cơm ngon nổi tiếng ở Mũi Né với thương hiệu nước mắm Dì Ba. Theo dì Ba, nước mắm muốn ngon phải lựa cá thật tươi, ngoài việc muối chượp theo công thức thì bộ phận lược cũng là phần rất quan trọng.

Thường thì người ta làm lược bằng vỉ tre hoặc trấu đắp ngay cạnh lỗ lù. Dì Ba cho biết hệ thống lược này sẽ ngăn phấn của cá rơi xuống theo nước mắm ra ngoài. Do đó nước mắm không bị lợn cợn, đục nước mà luôn sóng sánh màu hổ phách, cánh gián trông rất ngon mắt.

“Ai vô lò mắm cũng đòi mua mắm nhỉ mà tui cũng phải phì cười bởi vì đã là nước mắm thì phải nhỉ từng giọt chứ múc từng xô rồi pha hương liệu vô thì ăn chỉ có mà mang bệnh” - dì Ba khẳng định như đinh đóng cột.

Theo dì Ba, bà kế thừa nghề làm mắm từ cha mẹ và bà đã đi theo nghề mắm hơn 70 năm qua. Cá tươi sau khi rửa qua nước biển rồi khi ướp muối, đảo đều phải lót bạt để giữ vệ sinh vì làm mắm dơ mang tội lắm.

Xa làng, nhớ quay quắt mùi mắm

Gần đó, ông Tứ ở làng nước mắm Phú Hài thì xây luôn cả bể trộn cá lót gạch men và có cả hệ thống thu hồi nước cá, nước thải rất bài bản. Ông Tứ cho biết mình làm mắm vừa để bán vừa để cho gia đình ăn hằng ngày nên bắt buộc phải thật vệ sinh. “Tôi mà thấy ai đi chân không vào bể trộn cá là phạt liền. Cả chục đôi ủng mua sẵn chỉ để mang vào bể trộn cá tại sao không mang vào. Dù làm để bán cũng phải thật vệ sinh mới có được khách hàng chứ” - ông Tứ nói.

Ông Nguyễn Thành, làng nghề nước mắm Phú Hài, Phan Thiết cho biết nghề mắm với người dân ở làng ông giống như là máu thịt. Đi đâu xa không nghe mùi hương dậy mũi của nước mắm sắp ra lò là lại nhớ muốn trở về quê ngay. Nước mắm không những là mùi, hương vị mà là từng bữa cơm, là cái chữ cho con cho cái.

Theo ông Thành, nhiều gia đình trong làng nghề nước mắm chỉ có vài ba chục lu nhưng vẫn đủ nuôi các con ăn học đàng hoàng. “Nhiều đứa học đại học, cao học, thành đạt, làm lớn cũng nhờ những lu mắm của ba mẹ chắt chiu từng giọt mà ra” - ông Thành nói rồi kể hàng chục trường hợp nhờ mắm mà nên người.

Cũng giống như ông Phúc, ông Thành cho biết mắm muốn ngon cần phải dang nắng bởi tận dụng năng lượng mặt trời để diệt vi khuẩn có hại và giữ lại các loại đạm có ích.

Trên tường, tiếng kim giây đồng hồ đều đặn gõ nhỏ giọt nghe như tiếng nước mắm nhỉ xuống tự nhiên thấy đói bụng và yêu nước mắm đến nao lòng.

Vườn mắm ông Nghiêm Phúc

Điều khá ngạc nhiên là mấy năm qua từ khi bỏ nghề nhà hàng chuyển qua sống chung với mắm, ông Nghiêm Phúc đã đầu tư tiền tỉ vào vườn mắm của mình nhưng đến nay ông vẫn chưa bán ra giọt nào. Theo ông Phúc, nước mắm lấy ra ông đều cho tặng bạn bè và chờ sự phản hồi của họ. Và đến nay ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để hy vọng sẽ cho ra lò loại nước mắm ưng ý nhất.

Chỉ cho chúng tôi xem hàng đống chai lọ nước mắm, nước chấm đủ loại bày đầy trên bàn, ông Phúc cho biết ông bỏ tiền ra mua các loại nước mắm này về để thử độ mặn, ngọt nhằm tìm ra được công thức tối ưu của nước mắm mà mình sản xuất. Theo ông Phúc, qua nghiên cứu ông đang thử nghiệm bỏ trái thơm vào lu mắm để tăng độ thơm và tìm cách pha trộn giữa hai loại cá nục và cá cơm. Cụ thể, cá cơm có hương còn cá nục có vị, dung hòa hai loại cá này ông hy vọng sẽ cho ra lò loại nước mắm ngon đặc trưng có cả hương lẫn vị.

Theo ông Phúc, trước đây ông mở nhà hàng lúc nào cũng bảnh bao, sạch sẽ nhưng bây giờ thì ngược lại. Thế nhưng ông rất yêu nghề làm mắm bởi ngay cả tán gái, nước mắm cũng là một phần rất quan trọng không thể thiếu. Rồi ông Phúc vừa cười vừa đọc cho chúng tôi nghe câu ca dao:

Nước mắm ngon dầm con cá lóc

Em có chồng mà nói dóc với anh

Nước mắm ngon dầm con cá diệc

Em có chồng rồi thưa thiệt anh hay.

Theo Phương Nam
Pháp Luật TPHCM

Tag :làng mắm, nước mắm, Bình Thuận

Xuất hiện tỷ phú đô la thứ hai của thị trường chứng khoán Việt

Ông Trịnh Văn Quyết đang liên tục tăng mua cổ phiếu nhà
Ông Trịnh Văn Quyết đang liên tục tăng mua cổ phiếu "nhà"

Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (27/10), cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần xây dựng Faros tăng trần lên 79.100 đồng, tiếp chuỗi dài tăng giá, tăng trần liên tiếp và đưa vốn hóa của doanh nghiệp này trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) lên gần 32.000 tỷ đồng.

Với việc sở hữu 279,5 triệu cổ phiếu ROS và việc ROS tăng giá liên tục thời gian đã giúp ông Trịnh Văn Quyết nâng khối tài sản trên sàn chứng khoán lên 22.113 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Quyết còn sở hữu 93 triệu cổ phiếu FLC (tương đương với 561 tỷ đồng) và 630 nghìn cổ phiếu ART.

Như vậy, hiện tại, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC) đã chính thức trở thành tỷ phú đô la thứ hai của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty cổ phần Xây dựng Faros tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà, thành lập năm 2011 với vốn điều lệ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm từ 2014 đến tháng 3 năm nay, Faros đã dần tăng vốn "khủng" lên 4.300 tỷ đồng. Công ty này được biết đến là tổng thầu nhiều dự án lớn của Tập đoàn FLC.

Ngày 1/9 vừa qua, Faros niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) với mã ROS. Cổ phiếu này đã có chuỗi tăng giá chóng mặt với nhiều phiên liên tiếp tăng trần, đưa thị giá từ mức 12.600 đồng của phiên giao dịch đầu tiên lên mức 79.100 đồng hiện tại.

Mới đây, theo thông tin từ HSX, ông Quyết đã có thông báo về việc đăng ký mua vào thêm 36 triệu cổ phiếu FLC. Việc mua vào sẽ được thực hiện trong khoảng 1 tháng, kể từ ngày 27/10 đến 27/11/2016, sau khi kết thúc thời gian đăng ký mua vào 30 triệu cổ phiếu vào ngày 26/10/2016.

Như vậy, với việc liên tiếp đăng ký mua vào 2 đợt tổng cộng 66 triệu cổ phiếu, sở hữu cổ phiếu FLC của ông Quyết sẽ tăng lên mức trên hơn 159 triệu cổ phiếu nếu hoàn tất, đưa tỷ lệ sở hữu của ông tại FLC lên mức trên 24,93% vốn điều lệ. Lúc đó, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Quyết dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Bích Diệp

Tag :ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu, FLC, ROS, tỷ phú chứng khoán, tỷ phú đô la, thị trường chứng khoán

Thuỷ điện phải tự trách mình ngay cả khi 'vô tội'

Đoàn kiểm tra thủy điện Hố Hô chưa đưa ra kết luận cuối cùng

Đoàn kiểm tra thủy điện Hố Hô chưa đưa ra kết luận cuối cùng

Cho đến giờ phút này, theo các báo cáo của tỉnh Quảng Bình, dù không có thủy điện nào xả lũ, nhưng cả 7 huyện thị, thành phố của tỉnh này đều bị ngập nặng nề, 11 người thiệt mạng và 70.000 ngôi nhà bị thiệt hại... Các nhà chức trách địa phương lẫn người dân cũng đều gọi đây là trận lũ lịch sử. Trong khi đó, tỉnh láng giềng Hà Tĩnh, dù cũng chịu những hậu quả nặng nề song có đỡ thiệt hại hơn đôi chút, với 25.000 ngôi nhà bị chìm.

Hai ngày sau lũ, trong khi Quảng Bình tràn ngập những hình cứu trợ thì Hà Tĩnh lại được chú ý hơn với hình ảnh các đoàn thanh tra, bởi "nghi án" xả lũ mà thủy điện Hố Hô đang gánh chịu.

Tại buổi làm việc đầu tiên của Bộ Công thương với nhà máy tuần trước, ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng cho biết đoàn kiểm tra của Bộ Công thương sẽ nắm tình hình, xem xét tài liệu trên giấy tờ lẫn thực địa để có đánh giá đúng đắn vấn đề vận hành thủy điện Hố Hô trong thời gian qua sau khi nhiều thông tin cho rằng nguyên nhân có liên quan đến thủy điện này.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng khẳng định, nếu thủy điện Hố Hô vận hành không đúng quy trình, gây hại cho hạ du thì nhà máy đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Trường hợp đã tuân thủ các quy trình vận hành hồ chứa mà hậu quả vẫn xảy ra thế thì cần xem lại quy trình, có chỗ nào chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương (huyện Hương Khê) thì cần xem lại. Ông Vượng nhấn mạnh, để đưa ra kết luận cuối cùng ngay sau khi kiểm tra là quá sớm.

Trên thực tế, thuỷ điện Hố Hô cũng đã thừa nhận có việc xả lũ tại thời điểm được coi là đỉnh lũ với mức tăng 3 lần so với nhiều thời điểm trước đó. Tuy nhiên, đổ hết cho thuỷ điện liệu có công bằng không là câu hỏi mà dư luận phải chờ đợi các đoàn kiểm tra xem xét, đưa ra kết luận cuối cùng.

Có điều, các con số được Công ty thuỷ điện Hồ Bốn (chủ đầu tư) dẫn nguồn của ngành thủy văn địa phương báo cáo tại cuộc họp với đoàn kiểm tra lẫn trong thông báo phát cho báo chí, tự thân nó cũng nói lên nhiều điều.

Theo đó, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho hay, vào chiều tối 13/10/2016 (lúc 18h00), tức trước khi lũ về, lưu lượng về hồ từ 50-170 m3/s. Lưu lượng điều tiết qua tràn từ 50-300 m3/s. Như vậy, lượng nước sẽ không gây ảnh hưởng đến vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô. Trong khi đó, cũng tại thời điểm này, mực nước lòng hồ đang ở cao trình 65- 67m, tức dưới mực nước chết nên khó đổ cho họ là tích nước được.

Đặc biệt, trong đêm 14, rạng sáng ngày 15/10, thời điểm được coi là đỉnh lũ, báo cáo của nhà máy (phát đi hai ngày sau, tức ngày 16/10) thừa nhận cửa van cung đã được "mở hết cửa" và "lưu lượng nước qua tràn bằng lưu lượng nước về hồ".

Như vậy, điều cần làm ở đây là, các số liệu mà chủ đầu tư công bố có trung thực không?- Để trả lời câu hỏi này có lẽ không khó khi mà liên tiếp các đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT, Bộ Công thương đều đã về Hà Tĩnh - Quảng Bình trong những ngày qua theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, đáng chú ý, theo một chuyên gia độc lập từ TP HCM - TS Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý) thì Thủy điện Hố Hô xả lũ không thể là nguyên nhân gây ra một trận lũ được cho lịch sử trong nhiều năm qua với Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Ông Phúc nhấn mạnh rằng, với những hồ dưới 100 triệu m3 nước thì không thể nào "xả lũ" mà thực chất chỉ là "cho nước đi quan hồ" một cách tự nhiên và bất khả kháng vì không có khả năng chống lũ. Trong khi đó, dung tích của Hố Hô chỉ 38 triệu m3 thì càng khó có thể tác nhân chính tạo nên lũ lớn được.

Tại buổi làm việc của đoàn kiểm tra của Bộ Công thương ngày 18.10, ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh cũng nhìn nhận, trong bối cảnh mưa đổ về hố khói lượng lên tới 1.800m3/s thì việc điều tiết của hồ đúng là không thể. Ông Giám đốc sở này nói rằng, lượng mưa lớn là một vấn đề khách quan cần nhìn nhận.

Ông Đỗ Đức Quân cũng tỏ ra thông cảm khi nói rằng "việc mở hết cửa van là không được hay lắm về mặt xả lũ nhưng về mặt an toàn thì chấp nhận được" bởi đó là tình thế nguy cấp.

Trên thực tế, việc sạt trượt mái ta luy bên phải đập cũng bước đầu được ghi nhận tại thực địa. Và ở tình thế khẩn cấp ấy, nếu tình hình sạt trượt tiếp tục diễn ra thì nguy cơ phá vỡ tường chắn, tràn đến trạm biến áp là điều gần như đã cận kề. Và một khi trạm biến áp bị mất điện toàn bộ cũng đồng nghĩa việc cửa van sẽ không mở được. Khi đó, những người có chuyên môn buộc phải hành động nếu hệ quả nhãn tiền trước mắt là vô cùng lớn nếu đập bị cuốn trôi.

Tuy nhiên, trong tình huống khẩn cấp, một quyết định nào đó nếu có gây ra những phản ứng này kia thì âu cũng là điều dễ hiểu mà người quyết định đôi khi cũng phải biết đón nhận.

Hà Anh

Tag :Thủy điện Hố Hô, người thiệt mạng, thiệt hại nặng nề, Bộ Công Thương, chủ đầu tư

Mobifone lần đầu tiết lộ khoản đầu tư dài hạn gần 9.500 tỷ đồng đầu năm 2016

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).

Tổng công ty Viễn thông Mobifone vừa công bố báo cáo tài chính năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016. Đây là lần đầu tiên kể từ sau tách khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Mobifone công bố báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh.

Theo báo cáo, doanh thu của MobiFone năm 2015 đạt 31.387 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.481 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm trước. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Mobifone đạt doanh thu 16.247 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.511 tỷ đồng - giảm nhẹ so với cùng kỳ.

So với các ông lớn viễn thông khác, lợi nhuận của Mobifone hiện ở mức cao hơn so với VNPT - Vinaphone nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Viettel.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm 2015, Viettel đạt lợi nhuận là 45.800 tỷ đồng (tương đương trên 2 tỷ USD), tăng trưởng 8,5%, vượt khá xa so với lợi nhuận của VNPT và MobiFone, cụ thể là gấp hơn 8 lần lợi nhuận của MobiFone và gần 15 lần lợi của VNPT.

Tại thời điểm 30/6/2016, Mobifone có tổng tài sản khoảng 23.194 tỷ đồng, nợ phải trả là 7.023 tỷ. Đáng lưu ý, tài sản ngắn hạn của công ty giảm đột ngột xuống 6.248 tỷ đồng trong khi đầu năm là 15.857 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn (tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng) giảm mạnh từ 9.000 tỷ xuống còn 4.200 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm từ 6.100 xuống còn 1.100 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản mục tài sản dài hạn tăng đồng thời gần 8.665 tỷ đồng lên 16.944 tỷ đồng. Trong đó khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác được ghi nhận tăng đột biến lên 9.455 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ ở mức 641 tỷ đồng.

Do báo cáo không có phần thuyết minh nên không rõ khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng đột biến là do những khoản đầu tư cụ thể nào.

Thương vụ gần nhất được công bố được doanh nghiệp này công bố hồi đầu năm nay là việc mua cổ phần tại Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) - một thương hiệu truyền hình tham gia thị trường từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, giá trị thương vụ này vẫn được giữ kín cho tới thời điểm hiện tại dù được dư luận quan tâm.

Phương Dung

Tag :mobifone, avg, báo cáo tài chính, Đầu tư tài chính, Viễn thông MobiFone, mua cổ phần

Hà Nội: Đồ chơi ma quỷ tràn ngập phố cổ trước ngày Halloween

Vài năm trở lại đây, ngày lễ Halloween được nhiều bạn trẻ hào hứng tham gia. Thị trường hàng hóa, đồ hóa trang phục vụ cho ngày lễ này vì thế cũng trở lên sôi động, hút khách. Tại một số tuyến phố ở Hà Nội như phố Lương Văn Can, Hàng Mã…, các sản phẩm dành cho Halloween được bày bán khá nhiều với đủ chủng loại, mẫu mã và màu sắc. Nhìn chung giá cả các mặt hàng năm nay không tăng so với mọi năm. Cụ thể, các mặt nạ quỷ, cướp biển, ma quái… có giá từ 20 – 50.000/chiếc; bàn tay máu chạy bằng điện giá 60.000 đồng/chiếc; quần áo phù thủy giá 90.000 đồng/bộ. Ngoài ra, các phụ kiện hóa trang đi kèm như: tóc giả, mũ đội đầu, gậy đầu lâu… có giá từ 15.000 – 100.000/sản phẩm. Theo những người kinh doanh, các sản phẩm này đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Anh Minh (một tiểu thương bán đồ Halloween tại phố Hàng Mã) cho hay, năm nay mẫu mã các mặt hàng hóa trang có phần đa dạng hơn so với mọi năm. Lượng người mua sắm cũng nhộn nhịp, đông vui hơn. Ngoài những sản phẩm truyền thống như áo choàng, mặt nạ…, năm nay cửa hàng anh Minh còn bày bán thêm các hình nộm điện tử phát sáng, búp bê ma, bù nhìn mô phỏng phù thủy, ma quỷ…

Theo anh Minh, đồ hóa trang Halloween thường chỉ được dùng một lần nên người mua có tâm lý chọn đồ có giá cả phải chăng nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bắt mắt, sinh động. “Các đồ trang trí chủ yếu được thiết kế từ các tông màu sắc mạnh như: trắng, đen, đỏ, cam… Thường thì sinh viên, giới trẻ có xu hướng chọn những đồ độc, lạ, đúng chất kinh dị và ma quái. Trong khi ở các trường học, các em học sinh lại thích những đồ hóa trang nhẹ nhàng.”, anh Minh nói.

Ngoài những đồ bán sẵn, nhiều cửa hàng cũng nhận đặt hàng may hoặc thiết kế những đồ hóa trang theo yêu cầu của khách hàng với giá thường cao gấp từ 2 – 3 lần so với các đồ hóa trang thông thường.

Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận được tại phố Hàng Mã và phố Lương Văn Can (Hà Nội):

Thị trường mua bán đồ hóa trang Halloween khá nhộn nhịp và sôi động
Thị trường mua bán đồ hóa trang Halloween khá nhộn nhịp và sôi động

Năm nay, giá cả các mặt hàng không tăng nhiều so với mọi năm. Trung bình quần áo phù thủy có giá 90.000 đồng/bộ. Các phụ kiện hóa trang đi kèm như: tóc giả, mũ đội đầu, gậy đầu lâu và mặt nạ ma quỷ… có giá từ 15.000 – 100.000 đồng/sản phẩm.

Năm nay, giá cả các mặt hàng không tăng nhiều so với mọi năm. Trung bình quần áo phù thủy có giá 90.000 đồng/bộ. Các phụ kiện hóa trang đi kèm như: tóc giả, mũ đội đầu, gậy đầu lâu và mặt nạ ma quỷ… có giá từ 15.000 – 100.000 đồng/sản phẩm.

Một chiếc mặt nạ ma thần chết có giá 20.000 đồng/sản phẩm
Một chiếc mặt nạ ma "thần chết" có giá 20.000 đồng/sản phẩm

Một bộ hình nộm xương người phát quang khá hút khách chọn mua
Một bộ hình nộm xương người phát quang khá "hút" khách chọn mua

Chiếc mặt nạ đầu lâu có mũ choàng với giá vào gần 30.000 đồng
Chiếc mặt nạ "đầu lâu" có mũ choàng với giá vào gần 30.000 đồng

Một số phụ kiện hóa trang như: gậy phù thủy, dao, lưới hái... có giá bán từ 30.000 - 50.000 nghìn đồng
Một số phụ kiện hóa trang như: gậy phù thủy, dao, lưới hái... có giá bán từ 30.000 - 50.000 nghìn đồng

Những chiếc nơ khá xinh xắn dùng để hóa trang cho những bạn nữ
Những chiếc nơ khá xinh xắn dùng để hóa trang cho những bạn nữ

Hình nộm trang trí đêm Halloween trông khá kinh dị
Hình nộm trang trí đêm Halloween trông khá kinh dị

Những hình nộm trang trí kỳ quái cũng được khá nhiều người chọn lựa trong dịp Halloween năm nay
Những hình nộm trang trí kỳ quái cũng được khá nhiều người chọn lựa trong dịp Halloween năm nay

Hà Trang

Tag :mặt nạ quỷ, ngày halloween, phố Hàng Mã

Bất động sản du lịch, giải trí: Món hời của dân đầu tư

Sức hút mới từ tổ hợp du lịch, giải trí

Nếu trước kia, đầu tư vào bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng được xem là “sân chơi” của giới thượng lưu thì nay đã trở thành xu hướng thịnh hành, phủ sóng thị trường với nhiều sản phẩm linh hoạt và đa dạng. Du lịch kết hợp đầu tư sinh lời là mãi lực kép hấp dẫn giúp loại hình BĐS này được giới đầu tư săn đón trong thời gian gần đây.

Du lịch, giải trí đã trở thành thói quen của nhiều người, nhất là khi nền kinh tế phát triển như hiện nay. Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút 15 triệu lượt khách quốc tế và 75 triệu khách nội địa. Trong đó, các khu vực trọng yếu như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết và Phú Quốc được xem là mảnh đất màu mỡ để khai thác và phát triển du lịch.

Thị trường du lịch Việt Nam đang thiếu những dự án du lịch, giải trí có quy mô lớn (Phối cảnh 3D dự án Cocobay Đà Nẵng)
Thị trường du lịch Việt Nam đang thiếu những dự án du lịch, giải trí có quy mô lớn (Phối cảnh 3D dự án Cocobay Đà Nẵng)

Tiềm năng của ngành công nghiệp du lịch đã mở ra trào lưu đầu tư mới trên thị trường BĐS. Dĩ nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc đầu tư một khách sạn hạng sang hay khu resort cao cấp thì “sân chơi” này đã không sôi động như hiện nay. Bởi cách thức này đòi hỏi Chủ đầu tư phải thật sự có tiềm lực tài chính và bề dày kinh nghiệm trong việc vận hành dịch vụ du lịch. Còn nếu là chủ đầu tư “tay ngang” thì sẽ gặp những hạn chế trọng việc tìm quỹ đất tốt, công tác xây dựng, thu hút khách và cả cách quản lý, vận hành về sau.

Trong bối cảnh đó, những tổ hợp giải trí, du lịch được manh nha “lên sóng” đã nhanh chóng mang đến một làn gió mới cho các nhà đầu tư. Loại hình tổ hợp du lịch, giải trí này có thể hiểu khái quát là sự đầu tư tích hợp, quy mô vào dịch vụ vui chơi và lưu trú. Khi vui chơi đủ hấp dẫn để thu hút du khách thì loại hình dịch vụ lưu trú sẽ lũy tiến phát triển theo sau. Khi cả 2 dịch vụ này cùng song hành cũng là lúc lợi nhuận đổ về cho chủ đầu tư lẫn khách hàng.

Khi “ông lớn” chào sân

Tạo ấn tượng trên thị trường BĐS vừa qua về loại hình này phải kể đến dự án quy mô lớn và được đầu tư bài bản nhất tại thành phố Đà Nẵng hiện nay là Cocobay, thuộc sở hữu của tập đoàn Empire. Dự án có quy mô trên 31 ha, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 11.000 tỷ đồng. Từ đây dễ dàng di chuyển đến hai điểm du lịch nổi tiếng là Đà Nẵng và cả Hội An. Ngay trong lòng dự án cũng được tích hợp hàng loạt những dịch vụ giải trí sôi động, hiện đại và đẳng cấp.

Garden Bay – sản phẩm Boutique Hotel mới của Cocobay Đà Nẵng
Garden Bay – sản phẩm Boutique Hotel mới của Cocobay Đà Nẵng

Theo đánh giá của giới chuyên gia, bất động sản du lịch và giải trí đang được đánh giá có tiềm năng tốt và ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai bởi nguồn cung quá thiếu so với nguồn cầu thật, các tổ hợp đa chức năng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, sản phẩm đầu tư đa dạng, lợi nhuận cho thuê lâu dài và lãi suất ưu đãi… cùng lợi thế về du lịch hứa hẹn thị trường BDS giải trí và du lịch sẽ tiếp tục trở thành kênh đầu tư đầy hấp dẫn để gia tăng lợi nhuận.

Tại Cocobay, sau loại hình condotel, thì boutique hotel (khách sạn mini) tiếp tục “làm mưa, làm gió” trong giới đầu tư BDS vào cuối tháng 6 vừa qua. Garden Bay là loại Boutique Hotel 5 tầng, kết hợp tầng thương mại và khách sạn 3 sao với mức giá từ 8 – 10 tỷ đồng. Với phương thức thanh toán thông minh được chủ đầu tư đưa ra, khách mua sẽ dễ dàng sở hữu tòa khách sạn Garden Bay nếu có khoản tiền tích lũy nhàn rỗi ban đầu từ 2,7 tỷ và được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hỗ trợ vay 90% nhu cầu vốn trong thời gian 15-25 năm.

Garden Bay vừa đáp ứng kỳ nghỉ thú vị, vừa mang lại lợi nhuận lớn từ việc đầu tư
Garden Bay vừa đáp ứng kỳ nghỉ thú vị, vừa mang lại lợi nhuận lớn từ việc đầu tư

Hiện nay, mức giá thuê phòng khách sạn 3 sao tại khu vực Đà Nẵng, Hội An hiện giao động từ 800 – 1,2 triệu/đêm/phòng. Thậm chí, ngay phố cổ Hội An, khách sạn 1 sao đã có mức giá thuê phòng thấp nhất là 650.000 đồng/đêm.

Đối với Boutique Hotel Garden Bay – khách sạn mini được đầu tư không gian sống chuẩn 3 sao sẽ có mức cho thuê phòng tối thiểu từ 600.000 – 900.000 đồng/đêm/phòng khi đưa vào vận hành. Mức thuê phòng khá hấp dẫn này sẽ đón được lượng khách lưu trú lớn và lâu dài. Đồng thời, khách đầu tư cũng dễ dàng thu về từ 350.000 đồng/m2/tháng với tầng thương mại của Garden Bay.

PV

Tag :Ngành du lịch Việt Nam, Thị trường du lịch, bất động sản du lịch, dịch vụ giải trí, phát triển du lịch, Boutique Hotel Garden Bay

Bất động sản thêm "nóng" nhờ kiều hối gia tăng mạnh

Kiều hối, người nước ngoài tại Việt Nam đang là những nguồn kích thích tăng trưởng thị trường bất động sản

Kiều hối, người nước ngoài tại Việt Nam đang là những nguồn kích thích tăng trưởng thị trường bất động sản

Kiều hối kỷ lục, “làm nóng” thị trường

Nhờ nới lỏng quy định sở hữu nhà ở cho người nước ngoài, cộng thêm triển vọng tăng trưởng đầy khả quan, lượng kiều hối đổ về Việt Nam đã đạt mức kỷ lục trong thời gian qua. Đây là một tác nhân lớn khiến cho thị trường bất động sản sôi động trở lại sau thời gian dài ảm đạm.

Hiện có khoảng 5 triệu Việt kiều trên thế giới, bao gồm người Việt định cư và làm việc ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Tính đến năm 2010, có khoảng 1,5 triệu người gốc Việt đang sinh sống tại Mỹ.

"Khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ năm 2014, nhiều người đã vay tiền để mua nhà. Nhưng giờ đây, chúng tôi nhận thấy xu hướng này ngày càng ít mà thay vào đó, xu hướng mua nhà dựa vào nguồn kiều hối đang ngày một nhiều hơn", ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho hay.

Theo Ngân hàng Nhà nước, có tới 1/5 lượng kiều hối trong năm 2015 đã chảy vào bất động sản. Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục 14 tỷ USD trong năm nay, tăng 15% so với năm 2015 và tương đương 6,4% GDP của Việt Nam. Lượng kiều hối thực tế về Việt Nam được cho là còn cao hơn mức dự báo của Ngân hàng Nhà nước. Theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, khoảng 2,7 tỷ USD kiều hối được gửi về Việt Nam thông qua các kênh không chính thức.

Số liệu thống kê cho thấy, cả nước đã có hơn 7.000 kiều bào đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam kể từ khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép kiều bào mua nhà trong nước được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2014.

Chuyên gia kinh tế nhận định rằng kiều hối về Việt Nam hầu hết đều tăng qua mỗi năm. Nhưng trong năm vừa qua lượng tiền này chuyển về Việt Nam càng sôi động hơn, đặc biệt ở thị trường bất động sản. Sự ấm lên của thị trường địa ốc là cơ sở để thu hút kiều hối chảy về lĩnh vực này tăng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải cách cơ chế, chính sách, thúc đẩy tự do hoá tài chính, hội nhập.

Việt Kiều mua nhà cho “tây” thuê

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM cho biết, nguồn kiều hối đang có sự dịch chuyển trở lại đối với thị trường bất động sản sau một thời gian dài lĩnh vực này đóng băng và giao dịch trầm lắng. Thị trường khởi sắc nên các kiều bào bắt đầu nhìn thấy cơ hội.

Thực tế cùng với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán… thì đầu tư vào bất động sản vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định. Đặc biệt, nhiều người đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, và đón nhiều người nước ngoài tới Việt Nam làm việc.

Vũ Ngọc Mai, giám đốc kinh doanh của một công ty thiết bị viễn thông tại Bỉ và có hộ chiếu Hà Lan, cho biết cô tìm kiếm các khoản đẩu tư bất động sản giá hời trên internet gần như mỗi ngày. Năm 2012, cô đã gửi tiền về Việt Nam để xây một khu căn hộ tại Hà Nội nhằm cho thuê lại.

"Hiện tôi đang tìm mua nhà tại một khu căn hộ để cho người nước ngoài thuê lại. Căn hộ này sẽ là khoản tiết kiệm của tôi cho tương lai khi quay trở lại Việt Nam",Mai cho biết.

Tổng giám đốc Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Việt Nam, Stephen Wyatt từng đánh giá, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong tương lai, với lợi thế năng suất lao động cao và chi phí nhân công thấp. Điều này đồng nghĩa ngày càng nhiều các công ty và doanh nghiệp mới sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, nhiều khả năng đến từ các công ty và doanh nghiệp đang có mặt tại thị trường Trung Quốc.

Theo ông Stephen Wyatt, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi viễn cảnh này được hiện thực hóa, nhu cầu ở những phân khúc: công nghiệp, văn phòng cho thuê, nhà ở và mặt bằng bán lẻ cũng sẽ trở nên nhộn nhịp hơn. Nguồn cầu đến từ các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước thành lập mới, số lượng nhân công mới và sức mua gia tăng trên diện rộng.

Chuyên gia này nhận xét, việc các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thành lập mới hoặc mở rộng tại Việt Nam sẽ mang đến một số lượng ngày càng nhiều các chuyên gia nước ngoài, cộng với luật cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản sẽ giúp cho phân phúc nhà ở (mua hoặc thuê căn hộ) hoạt động tích cực hơn nữa.

Anh Thư

Tag :bất động sản, người nước ngoài, lượng kiều hối, người gốc Việt, Ủy ban giám sát, thị trường bất động sản

“Vẫn có thể “cách chức” nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”

Trao đổi với Dân Việt sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về những vi phạm của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư cho biết: “Tôi không được dự hội nghị xem họ bình luận, thẩm tra, xác minh, cân nhắc như thế nào. Còn bước đầu như vậy, tôi thấy Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã vào cuộc, xem xét có những kết luận về ông Vũ Huy Hoàng rất đầy đủ. Từ đó, đối chiếu với các quy định hiện hành để xử lý về mặt Đảng và tiếp đến có thể là xử lý về mặt luật pháp”.

Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư

Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư

Ông Hùng cũng cho rằng, căn cứ vào kết luận của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư thì sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng là nghiêm trọng, không chỉ vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng mà còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Khi tôi còn làm việc ở Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, đã có quy định dù nghỉ hưu rồi thì vẫn có thể “cách chức” được (Về quy định xử lý kỷ luật của Đảng có 4 mức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ - NV). Ví dụ, do sai phạm khi đương chức thì phải cảnh cáo về mặt Đảng, về mặt Nhà nước thì “cách chức” nguyên Bộ trưởng, tức là không còn được hưởng các chế độ của một Bộ trưởng đã nghỉ hưu. Tùy vào mức độ có thể chỉ được hưởng chế độ lương của một chuyên viên hoặc thậm chí là cắt hẳn không còn hưởng lương và các chế độ về hưu nữa. Quy định này nhằm mục đích xử lý nghiêm cán bộ sai phạm, dù nghỉ hưu rồi cũng không thể “hạ cánh” an toàn. Đó cũng chính là thông điệp mà Đảng ta trước đó đã khẳng định trong vụ xử lý kỷ luật nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền”, ông Hùng đánh giá.

Cũng theo ông Hùng, trên thế giới có nhiều người về hưu rồi vẫn còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có các vị phạm từ lúc đương chức. Do đó, việc xử lý ông Vũ Huy Hoàng ở mức độ cảnh cáo về mặt Đảng cũng đáng để suy nghĩ. Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho rằng, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận, việc ông Vũ Huy Hoàng điều động con trai là Vũ Quang Hải làm thành viên của Hội đồng thành viên của Sabeco đã vi phạm pháp luật thì phải xử lý về mặt pháp luật.

“Tôi cảm thấy, vụ này có cái gì đó giống với vụ án Lã Thị Kim Oanh cách đây nhiều năm. Vụ đó cũng có 2 thứ trưởng vào tù, Bộ trưởng mới về cũng phải nhận hình thức xử lý khiển trách. Nguyên Bộ trưởng, Phó Thủ tướng đã nghỉ hưu cũng phải nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo. Thế nên, xem xét với vụ việc gần tương tự của ông Vũ Huy Hoàng, tôi cho rằng mức xử lý như vậy vẫn chưa thỏa đáng”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cũng cho biết, việc xử lý tiếp theo, cần phải quy trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, như trách nhiệm của Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí; Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Sabeco…

Cùng chung nhận định trên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng) đánh giá: “Tôi thấy nội dung kết luận của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư khá đầy đủ, nghiêm túc, tìm ra khuyết điểm, điều tra đến nơi đến chốn. Nhưng khi đề xuất ra hình thức kỷ luật để đề nghị lên Ban Bí thư thì lại chưa tương xứng với những vi phạm về nguyên tắc, về quyền lợi cá nhân.. Với mức độ vi phạm nghiêm trọng vậy mà kỷ luật như vậy tôi cho là chưa nghiêm minh”.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng)

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng)

Tướng Thước nhấn mạnh, theo tinh thần của Đảng, cùng một vi phạm nhưng nếu người ở chức vụ càng cao thì xử lý phải càng nghiêm để cấp dưới noi gương.

“Tôi được biết, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã hạ quyết tâm kiên quyết đẩy lùi xóa tiêu cực, tham nhũng, cơ hội... Chính ông Vũ Huy Hoàng là người đã giơ tay biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Hội nghị này, nhưng lại làm sai so với cái mình biểu quyết thông qua, sai với tinh thần nghị quyết thì tôi cho rằng đó là điều quá nghiêm trọng phải kỷ luật nghiêm khắc hơn nữa. Tôi đã nghỉ hưu, không biết trong quy định của điều lệ, hết nhiệm kỳ có còn quy định cách chức không. Theo tôi, nếu không cách chức được thì ít nhất phải xóa bỏ chức danh trong Đảng có được từ khi anh có vi phạm khi đang đương chức, tức là tước chức danh nguyên Ủy viên Trung ương Đảng”, ông Thước nhấn mạnh.

Còn về Chi bộ nơi ông Vũ Huy Hoàng đang sinh hoạt, ông Thước cho rằng cũng phải kiểm điểm một bước nữa xem ông này có đủ điều kiện để xếp loại là Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ không. Còn về mặt Nhà nước, phải khẳng định với nhau, dù đã “hạ cánh an toàn” rồi vẫn phải đưa ra xem xét.

“Tôi cảm thấy, vụ này có cái gì đó giống với vụ án Lã Thị Kim Oanh cách đây nhiều năm. Vụ đó cũng có 2 thứ trưởng vào tù, Bộ trưởng mới về cũng phải nhận hình thức xử lý khiển trách. Nguyên Bộ trưởng, Phó Thủ tướng đã nghỉ hưu cũng phải nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo. Thế nên, xem xét với vụ việc gần tương tự của ông Vũ Huy Hoàng, tôi cho rằng mức xử lý như vậy vẫn chưa thỏa đáng”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Vũ Quốc Hùng

Theo Thanh Xuân
Dân Việt

Tag :Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ủy ban kiểm tra Trung ương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban, xử lý kỷ luật, xử lý nghiêm, Tổng Thanh tra Chính phủ

Bất động sản nghỉ dưỡng: Cần có sự giám sát của thương hiệu quốc tế

Bất động sản nghỉ dưỡng đang được coi là kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay, có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành về kinh tế và bất động sản, kênh đầu tư bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng đang là kênh hấp dẫn nhất với khả năng sinh lời cao và chắc chắn.

Tuy nhiên, thực tế không phải dự án nghỉ dưỡng nào cũng có khả năng mang lại nguồn lợi nhuận cao và ổn định. Ở nhiều dự án với chất lượng xây dựng thấp, lựa chọn sử dụng nguyên vật liệu giá rẻ, vấn đề quản lý, bảo dưỡng không đúng quy trình tiêu chuẩn chất lượng, dẫn đến thực trạng bất động sản sau thời gian ngắn sử dụng đã nhanh chóng xuống cấp, không còn khả năng thu hút du khách đến nghỉ dưỡng.

Chuyên gia bất động sản Đặng Hùng Võ cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng là một loại hình hàng hóa mới, nó khác với quan niệm cũ về bất động sản du lịch trước đây như khách sạn, nhà nghỉ. Trên thế giới và Việt Nam hiện nay, quan niệm bất động sản nghỉ dưỡng rộng hơn rất nhiều, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách hàng. Đối với các nhà đầu tư thứ cấp, cần cân nhắc nhiều yếu tố để đưa ra quyết định lựa chọn dự án nghỉ dưỡng nào phù hợp bởi “sai một ly đi một dặm”.

Do đó, để tránh những rủi ro có thể xảy đến, nhà đầu tư nên lựa chọn bất động sản nghỉ dưỡng có sự tham gia, giám sát chặt chẽ của các thương hiệu uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, quản lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng để đảm bảo dự án đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, giúp dòng tiền đầu tư sinh lời cao và ổn định.

Ý thức rõ điều này nên ngay từ ngày khởi nguồn ý tưởng, dự án Mövenpick Cam Ranh Resort - khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao quốc tế, đã có sự tham gia của những tên tuổi uy tín nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và quản lý.

Dự án được thiết kế bởi các kiến trúc sư thuộc tập đoàn PTW (Australia), cụ thể là kiến trúc sư Mark Abrams – người từng là Giám đốc Thiết kế dự án Sân bay Quốc tế Hamad, tại Doha, San Francisco.

Ý tưởng chủ đạo của Mövenpick chính là trục cảnh quan cây xanh mặt nước trù phú kiểu nhiệt đới tạo liên tưởng cả đại dương rộng mở vào đến toà tháp khách sạn Mövenpick Hotel nằm tại trung tâm của quần thể nghỉ dưỡng Mövenpick Cam Ranh Resort. Kiến trúc với hình khối năng động, tự do, giúp tổng thể khu nghỉ dưỡng Mövenpick có phong cách khoáng đạt, tươi mới. Do đó, các kiến trúc sư tham gia thiết kế dự án đều chú trọng khai thác, tối ưu hóa yếu tố địa hình sát biển để mọi khách hàng đều cảm nhận được sự hiện diện của không khí đại dương ở bất cứ không gian nào trong dự án.

Bên cạnh sự giám sát của đơn vị tư vấn thiết kế PTW, dự án Mövenpick Cam Ranh Resort còn được giám sát chặt chẽ bởi nhà quản lý quốc tế Mövenpick Hotels & Resorts (Thụy Sỹ) - tập đoàn quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng uy tín hàng đầu thế giới. Chủ đầu tư hy vọng, với sự quản lý của thương hiệu Mövenpick, khu nghỉ dưỡng sẽ được đảm bảo từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng cho đến thi công, vận hành, khai thác, đều đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng khách du lịch tại các khu biển nghỉ dưỡng là rất khả quan. Khách tới các điểm Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc tăng đột biến qua mỗi năm với khả năng chi trả du lịch tăng rất cao, đặc biệt là chi trả cho dịch vụ du lịch 4 và 5 sao. Do đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phân khúc nghỉ dưỡng sẽ có bước phát triển đột phá.

Chỉ tính riêng trong quý IV/2016, thị trường BĐS nghỉ dưỡng có hàng loạt các dự án lớn với mức đầu tư khủng lần lượt ra mắt thị trường. Đặc biệt, thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ về cơ cấu loại hình sản phẩm cũng như sự dịch chuyển về mặt địa lý.

Nếu như trong 9 tháng đầu năm, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng chỉ ghi nhận sức nóng cục bộ tại Đà Nẵng, Phú Quốc, thì đến quý IV này, sức nóng dịch chuyển sang những điểm như: Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn, Phú Yên, Sapa, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn đầu tư vào dự án nào cần có sự tính toán dựa trên nhiều yếu tố mới có thể đảm bảo được tính sinh lời nhanh và ổn định.

Ngày 29/10 tới đây, bất động sản nghỉ dưỡng Mövenpick Cam Ranh Resort chính thức ra mắt 3 biệt thự mẫu tại Bãi Dài - 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới với bãi cát tự nhiên trắng mịn, thoải dài và nước biển xanh trong vắt. Nhân dịp ra mắt các biệt thự mẫu, chủ đầu tư Eurowindow Holding dành tặng khách hàng chính sách ưu đãi đặc biệt: trong thời gian từ 25/10 đến hết 30/11/2016, khách hàng đặt cọc mua Mövenpick Villas sẽ nhận ngay ưu đãi lên đến 10% trong đó có gói bảo hiểm y tế toàn cầu cho một người trị giá tới 150 triệu đồng, hạn mức thanh toán cao nhất lên đến 22 tỷ/người/năm.

H. Việt

Tag :bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường bất động sản, nhà đầu tư, kênh đầu tư, kênh đầu tư hấp dẫn

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h30 sáng nay 27/10, giá vàng SJC tại Hà Nội được một số doanh nghiệp vàng lớn niêm yết giao dịch ở mức 35,63 triệu đồng/lượng (mua vào) - 35,69 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 60.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.

Tại TPHCM, giá vàng miếng SJC cũng giảm 60.000 đồng, xuống 35,49 triệu đồng/lượng - 35,72 triệu đồng/lượng.

Với mức giá giao dịch sáng nay, giá vàng SJC hiện cao hơn giá thế giới khoảng 1,5 triệu đồng mỗi lượng.

Phiên giao dịch hôm qua, giá vàng tăng khoảng 60.000 đồng/lượng. Đây là phiên thứ hai liên tiếp giá vàng đi lên. Trong suốt phiên giao dịch, các hoạt động mua bán khá trầm lắng. Đa số nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế, chính trị từ thị trường thế giới để có sự đánh giá chuẩn xác hơn.

Phiên giao dịch sáng nay 27/10, giá vàng SJC giảm gần 100.000 đồng/lượng trong bối cảnh giao dịch ảm đạm và giá vàng thế giới đi xuống.

Phiên giao dịch sáng nay 27/10, giá vàng SJC giảm gần 100.000 đồng/lượng trong bối cảnh giao dịch ảm đạm và giá vàng thế giới đi xuống.

Trên thế giới, giá vàng giao ngay tại châu Á đang có biên độ giảm 0,5 USD, giao dịch ở mức 1.266,2 USD/ounce. Trước đó, phiên giao dịch đêm qua trên thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay giảm xuống 1.266,7 USD/ounce; giá vàng giao tháng 12 hạ 6,4 USD, còn 1.267 USD/ounce.

Giá vàng giảm khi giá dầu xuống dưới mốc 50 USD/ounce, chạm mức thấp nhất 3 tuần qua. Cùng với đó đồng USD tăng giá so với đồng yên đã phần nào tác động đến giá kim loại quý.

Như vậy, với mức sụt giảm trên, giá vàng thế giới đã rời khỏi đỉnh 3 tuần, đánh mất hầu hết những gì có được trong phiên trước khi đồng USD tăng giá và triển vọng Fed tăng lãi suất tạo sức ép lên giá cả.

Đến với thị trường ngoại hối, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trung tâm của VND với USD, áp dụng cho ngày hôm nay 27/10 là 1 USD=22.032 VND, tăng 2 VND so với hôm trước.

Trên thị trường, sau hai phiên liên tiếp đi lên, sáng nay giá USD tại ngân hàng chững lại. Trong đó, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 22.300 VND (mua vào) - 22.370 VND (bán ra); Eximbank niêm yết giao dịch giá USD ở mức 22.290 VND - 22.370 VND...

An Hạ

Tag :Giá vàng đồng loạt giảm, giá vàng SJC, giá vàng miếng, giá vàng miếng SJC, giá vàng tăng

FLC: 15 năm tăng trưởng thần kỳ

Theo chia sẻ của ông Quyết, FLC như một gia đình lớn mà mọi thành viên đều đưa văn hóa cống hiến lên hàng đầu
Theo chia sẻ của ông Quyết, FLC như một gia đình lớn mà mọi thành viên đều đưa văn hóa cống hiến lên hàng đầu

Nhìn lại chặng đường đã qua, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cho rằng, điều khiến ông tự hào nhất chính là những công trình làm đẹp cho đời mà ông và Tập đoàn đã, đang và sẽ hoàn thiện.

Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh Văn Quyết

Mới hoạt động 15 năm, nhưng tên tuổi FLC được hầu hết các nhà đầu tư trong nước và quốc tế biết đến với tốc độ tăng trưởng lớn và những công trình làm đẹp cho đời. Ông nghĩ như thế nào về những đánh giá này?

Một cách thành thực, bản thân tôi cũng cảm thấy rất tự hào bởi những gì mình và FLC đã đạt được. 42 năm tuổi đời cá nhân và 15 năm tuổi đời của FLC đều không phải là thời gian dài, nhưng cùng với FLC, chúng tôi đã tạo ra được những công trình lớn, không chỉ làm đẹp cho quê hương, đất nước, mà có ý nghĩa xã hội lớn khi giúp hàng nghìn người có thêm công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần phát huy hiệu quả kinh tế của những vùng đất mà có thể trước đó gần như để không. Tôi hạnh phúc vì điều đó.

Đây cũng là lý do trong thông điệp kỷ niệm 15 năm thành lập và hoạt động của Tập đoàn, chúng tôi lựa chọn khẩu hiệu “FLC Group - 15 năm cùng xây đất nước”.

Thành tựu lớn nhất của 15 năm đầu là những công trình làm đẹp cho đời. Vậy 15 năm tới theo ông sẽ là gì?

Chúng tôi vẫn kiên định con đường đã chọn, đó là đầu tư vào bất động sản, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản nhà ở và bất động khu công nghiệp. Chúng tôi sẽ đưa thêm nhiều hơn nữa những công trình làm đẹp cho đời, có ý nghĩa cho xã hội và có tầm vóc lớn hơn, không chỉ sánh với các công trình lớn trong nước mà còn ra khu vực và quốc tế. Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trên cuộc đời này đều có sứ mệnh riêng và tôi hiểu rằng, góp phần làm đẹp cho đời, có ích cho xã hội là con đường, sứ mệnh mà FLC và cá nhân mình cần thực hiện.

Tôi tin là trong 15 năm tiếp theo, FLC sẽ vẫn tiếp nối câu chuyện: ở đâu có bãi biển đẹp, có tiềm năng du lịch, ở đó có dự án của FLC.

FLC được thị trường đánh giá là 1 trong 3 nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng quy mô lớn hàng đầu Việt Nam. Nếu tiếp tục theo đuổi con đường này, ông có tính tới áp lực cạnh tranh?

Khi đầu tư, tôi không xác định cạnh tranh trực tiếp với đối thủ nào hết. Chúng tôi chọn con đường riêng để phát triển, vì dung lượng thị trường rất lớn. Quan điểm của tôi là tại sao chúng ta không làm cho miếng bánh to hơn, mà phải đi tranh giành lẫn nhau một miếng bánh nhỏ. FLC lựa chọn đi vào những phân khúc trung, cao cấp, nhưng ở khu vực có tiềm năng và đang bị thị trường bỏ ngỏ.

Nhiều người thắc mắc vì sao FLC lựa chọn đầu tư vào Sầm Sơn, Thanh Hóa - nơi du lịch vốn chỉ được khai thác một mùa; vì sao lựa chọn đầu tư vào Quy Nhơn, Bình Định - nơi mà tôi tin là trước năm 2015, cứ 10 người đến thì hơn 9 người nhận xét Bình Định rất đẹp nhưng không làm du lịch được vì… chưa có ai làm.

Thật vô lý nếu cho rằng, đầu tư đúng đắn là phải đầu tư vào nơi hạ tầng du lịch đã phát triển rồi. Nếu biết phía sau lớp đất xù xì kia là viên kim cương quý, thì có ngại gì đâu việc chúng ta nhặt nó lên, làm sạch và tạo hình đẹp hơn cho nó. Trong khi đó, việc đi đầu trong đầu tư hạ tầng du lịch vào các địa phương này có lợi thế là chúng ta được chọn lựa vị trí đẹp nhất, chi phí đầu tư thấp hơn và trong marketing, người ta thường nhớ đến người số 1, chứ không phải số 2. Phải có người đi đầu thì mới có người thứ hai được. Và thực tế, việc FLC Sầm Sơn ngay lập tức khai thác thành công du lịch 4 mùa, FLC Quy Nhơn hút khách ngay từ khi chưa khai trương, với từ khóa Quy Nhơn được nhắc đến tăng gấp đôi so với 1 năm trước là minh chứng cho tính đúng đắn của các quyết định đầu tư mà Tập đoàn thực hiện.

Thêm vào đó, việc sản phẩm căn hộ, biệt thự tại các dự án của Tập đoàn tại Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ninh, Hà Nội được nhà đầu tư chào đón, săn mua ngay từ giai đoạn đầu cũng cho thấy, cơ hội trên thị trường luôn có, vấn đề là chúng ta có nhìn ra và thực hiện nó hay không thôi.

Tham vọng đầu tư lớn như vậy, ông sẽ giải quyết bài toán sức ép về nguồn vốn như thế nào?

Hồi cuối tháng 9, Tập đoàn FLC có tiếp xúc với đoàn nhà báo quốc tế. Họ rất thích thú và ngạc nhiên trước các dự án của FLC và cũng hỏi tôi câu tương tự, vì cho rằng, FLC sẽ khó mà làm được như vậy nếu không vay mượn lớn, bởi quy mô vốn chủ sở hữu thời điểm này chỉ xấp xỉ 8.000 tỷ đồng. Có ý kiến còn hỏi tôi rằng, liệu tôi có giống các nhà đầu tư bất động sản Thái Lan, là sẽ bán lại các dự án này cho nhà đầu tư nước ngoài khai thác để kiếm lời không, khi bối cảnh mà Việt Nam đang trải qua giống hệt như tại Thái Lan giai đoạn trước.

Tôi đã trả lời họ rằng, FLC không đặt mục tiêu gia tăng vay nợ để đầu tư dự án và chúng tôi cũng không bán lại dự án của mình cho các nhà đầu tư ngoại. Vậy thì chúng tôi làm cách nào?

Hiện tại, vay nợ của FLC chỉ chưa tới 3.000 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị tài sản các dự án mà Tập đoàn làm chủ đầu tư theo đánh giá của Savills đến nay đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD. Những con số này là minh chứng rõ nhất cho việc FLC không có chủ trương lệ thuộc vào vốn vay để phát triển dự án, bởi ở quy mô giá trị tài sản này, có doanh nghiệp thậm chí chi phí lãi vay trong năm còn lớn hơn cả tổng quy mô vay nợ của FLC.

Để làm được điều đó, FLC cũng không có bí quyết gì lớn cả. Lý do đơn giản là chúng tôi đa dạng hóa các nguồn vốn, lên phương án, hạch toán chi tiết nhu cầu vốn trước khi triển khai và làm thật nhanh, thật chắc ngay từ đầu. FLC hiện có 5 nguồn tài trợ vốn lớn bao gồm: vốn đầu tư chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, vốn góp từ các nhà đầu tư, khách hàng mua sản phẩm của dự án và từ các nhà cung cấp. FLC không bán dự án, nhưng chúng tôi có bán các biệt thự, căn hộ khách sạn, thẻ golf...

Thị trường ngạc nhiên vì sao FLC luôn có tốc độ thi công rất nhanh, kỷ lục sau phá kỷ lục trước. Thực ra, nếu không làm thế thì bằng cách nào chúng tôi tiết kiệm được chi phí và đẩy mạnh công tác bán hàng thu tiền về tài trợ cho dự án. Tất cả, suy đến cùng đều nằm ở bài toán hiệu quả thôi.

Doanh nghiệp lớn thường cũng mang lại nỗi lo cho ông chủ, ở góc độ quản trị và hiệu quả. Điều này có xảy ra với ông và FLC không?

Tôi cho rằng, doanh nghiệp lớn và nhỏ đều có những nỗi lo riêng, chứ không phải lớn mới lo, còn nhỏ thì không hay ngược lại. Ở mỗi thời điểm khác nhau, quy mô khác nhau, sẽ có nỗi lo khác nhau.

Nhiều nhà đầu tư hỏi tôi là làm cách nào để FLC tuyển dụng, giữ chân và quản trị được hàng nghìn nhân sự, trong khi đa số đều là những người tài, mà tài thì thường nhiều… góc cạnh. Đối với tôi, có 3 vấn đề lớn trong quản trị con người: Một là tìm người phù hợp, không chỉ ở góc độ năng lực mà còn là văn hóa; Hai là giữ người tài bằng cách sắp xếp công việc, phân quyền hợp lý và cơ chế quản trị phù hợp; và thứ ba là mọi người đối xử với nhau bằng cái tâm.

Người lao động, nhất là người lao động giỏi luôn được các doanh nghiệp chào đón. Nhưng họ chọn một doanh nghiệp là chọn gia đình thứ hai. Tôi xây dựng FLC như một gia đình lớn, nơi mọi người coi hiệu quả công việc và văn hóa cống hiến được đưa lên hàng đầu. Tôi tự hào vì những công trình làm đẹp cho đời mà FLC đã đạt được và đó cũng là niềm tự hào của hàng nghìn cán bộ làm việc tại FLC.

Trong 15 năm qua, có lúc nào ông cảm thấy nản chí không?

Tôi có một chút may mắn hơn nhiều người khác, là khá thuận lợi trong con đường kinh doanh. Với lại, tính tôi quyết liệt, không làm thì thôi, còn nếu đã làm là làm đến cùng. Slogan của FLC là “Vững niềm tin, bền ý chí” là như thế. Mình đã nghiên cứu và thấy đúng thì sẽ phải kiên định với kế hoạch đó. Nếu gặp một chút khó khăn, nghe ai đó bàn ra tán vào và rồi bỏ cuộc thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì cả. Vì thế, tôi coi mọi trở ngại chỉ là những thử thách mình cần vượt qua, chứ chưa bao giờ là thách thức tồn tại cả.

Tuy nhiên, chúng tôi không bảo thủ. Khi những giả định ban đầu của phương án kinh doanh bị thay đổi ngoài dự tính, chúng tôi sẽ bàn bạc lại để quyết định hướng đi tiếp theo. Không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và không ngoan cố đi vào ngõ cụt với hy vọng chờ đợi phép màu sẽ mở ra cánh cửa mới là nguyên tắc mà FLC thực hiện.

15 năm trước đã qua, 15 năm sau, chúng tôi cũng sẽ tuân thủ nguyên tắc đó thôi. Và tôi tin, phía trước vẫn là con đường rộng mở cho FLC.

PV

Tag :Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết, Kinh doanh

Loạt dự án giao thông "khủng" hàng chục tỷ USD sắp ra mắt

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, dự kiến có 4 (nhóm) dự án giao thông thuộc diện dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm. Các dự án này gồm có đường bộ cao tốc Bắc Nam (tổng vốn dự kiến xấp xỉ 230.000 tỷ đồng), dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (khoảng 16,3 tỷ USD, riêng trong giai đoạn 2016-2020 là 5.000 tỷ đồng); dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các dự án Tuyến đường ven biển.

Giai đoạn 2016 - 2020 khởi động hàng loạt dự án giao thông quan trọng, trọng điểm mang tính đột phá lớn

Giai đoạn 2016 - 2020 khởi động hàng loạt dự án giao thông quan trọng, trọng điểm mang tính đột phá lớn

Theo Đề án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông, đoạn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến có tổng chiều dài 1.373 km, quy mô 4-6 làn xe, chia làm 20 dự án thành phần, tổng mức đầu tư dự kiến là 229.826 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu vốn gồm huy động tư nhân 136.282,5 tỷ đồng; vốn tham gia của Nhà nước cho giải phóng mặt bằng, tư vấn, xây lắp, dự phòng là 93.543,5 tỷ đồng.

Trên cơ sở tiến độ của các dự án thành phần, dự kiến kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017-2022 để bố trí cho dự án như sau: năm 2017 là 8.458 tỷ đồng; năm 2018 là 16.559 tỷ đồng; năm 2019 là 26.988 tỷ đồng; năm 2020 là 22.688 tỷ đồng; năm 2021 là 14.067 tỷ đồng; năm 2022 là 4.784 tỷ đồng.

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, dự kiến sử dụng 70.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ làm phần vốn góp Nhà nước để huy động các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư hoàn thành dự án cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.

Với dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, theo quy hoạch có quy mô 100 triệu hành khách/năm, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 16,3 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 5,9 tỷ USD, đầu tư 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách (công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, hoàn thành vào năm 2025).

Dự kiến bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, vốn ngân sách Nhà nước (giải phóng mặt bằng, xây dựng nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, đài chỉ huy, giao thông kết nối khu vực cảng...) là 21.886 tỷ đồng, trong đó riêng giải phóng mặt bằng, tái định cư là 18.544,3 tỷ đồng.

Dự kiến bố trí giai đoạn 2016-2020 chủ yếu tập trung đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án khoảng 5.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ; phần còn thiếu sẽ xử lý trong quá trình điều hành khi có nguồn vượt thu và một phần chuyển bố trí qua giai đoạn 2021-2025.

Giai đoạn 2021-2020, sẽ huy động nguồn vốn để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ; mua sắm trang thiết bị phục vụ bay... khoảng 38.000 tỷ đồng theo cơ chế cho vay lại. Chính phủ Nhật Bản đang quan tâm tài trợ ODA. Đồng thời huy động vốn tư nhân để xây dựng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hoá.. là 54.726 tỷ đồng.

Về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì giai đoạn 2016-2020 chủ yếu mới tập trung lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi toàn tuyến phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực theo quy định để thực hiện trong giai đoạn 2022-2030 và hoàn thành vào năm 2050.

Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đang quan tâm hỗ trợ cho một số đoạn như Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang.

Đối với Tuyến đường ven biển, giai đoạn 2016-2020 đang ưu tiên đầu tư một số đoạn tuyến đường và cầu thực sự cấp bách theo Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam. Do khả năng cân đối vốn khó khăn, trước mắt giai đoạn 2016-2020 chỉ đầu tư đoạn cấp bách nhất Hải Phòng - Thái Bình nhằm tạo điều kiện cho địa phương khai thác vùng bãi bồi ven biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh Nam sông Hồng.

Trong đó, đoạn Hải Phòng dài 29 km, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng đầu tư theo hình thức PPP (Tổng công ty xây dựng số 1 đầu tư) trong đó vốn góp của Nhà nước là 1.000 tỷ đồng. Đoạn Thái Bình dài 15km, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, dự kiến đầu tư từ nguồn vốn ODA (hiện WB đang quan tâm cho vay).

Bích Diệp

Tag :siêu dự án giao thông, cao tốc bắc nam, đường sắt tốc độ cao, sân bay long thành

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Sẽ thực hiện đầy đủ kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Thưa Bộ trưởng, Uỷ ban Kiếm tra Trung ương đã kết luận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Vậy, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương bao giờ sẽ họp để thực hiện yêu cầu này?

- Vì đây là kết luận của UBKTTƯ mới thông qua, khi nào nhận được quyết định chính thức thì chúng tôi sẽ tổ chức họp để triển khai thực hiện. Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được bằng đường văn bản chính thức. Về tinh thần của quyết định này thì chúng tôi đã nắm được hết rồi. Chắc chắn chúng tôi sẽ tổ chức họp sớm để triển khai thực hiện quyết định của UBKTTƯ.

Khi họp Ban cán sự Đảng thì chúng tôi sẽ đánh giá, làm rõ toàn diện những yêu cầu trong kiểm tra, từ đó sẽ đưa ra kế hoạch triển khai theo đúng yêu cầu. Kết luận kiểm tra là một chuyện, nhưng từ thực tiễn qua quá trình sinh hoạt, kiểm điểm thời gian qua thì chúng tôi cũng đã nhận thức được vấn đề, để có giải pháp toàn diện, khắc phục cơ bản.

Hướng xử lý kết luận này thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Tuy kết luận đưa ra những vấn đề cụ thể nhưng là cả quá trình dài từ các quyết định nhân sự tới công tác cán bộ nói chung và những vấn đề khác nữa. Nên một mặt thực hiện đủ, đúng theo đúng tinh thần chỉ đạo tại kết luận của UBKTTƯ, theo đúng nguyên tắc của Đảng phải khắc phục tồn tại và có hướng hoàn thiện tiếp nguyên tắc Đảng. Ngoài ra, phải thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật. Những vấn đề này cần được xem xét, làm rõ. Tinh thần là sai ở đâu, sửa đó, theo đúng tinh thần kết luận và quy định pháp luật. Vì vậy, chỉ có thể khẳng định, thời gian tới Ban cán sự Đảng bộ Công Thương sẽ tổ chức thực hiện và chấp hành đầy đủ chỉ đạo tại kết luận.

Có sai sót và có yếu tố vụ lợi trong quá trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng thì xử lý với ông Hải thế nào, thưa Bộ trưởng?

-Về cụ thể có thể tôi sẽ nói không được đầy đủ ở đây vì gắn với cả quá trình dài, bản thân qúa trình công tác Hải cũng được điều chuyển qua nhiều vị trí khác nhau. Ngay từ giai đoạn kiểm tra đầu tiên chúng tôi đã xác định được những vi phạm, sai phạm đã có. Và trong kết luận của UBKTTƯ đã thể hiện rõ tinh thần kiểm điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu và các cá nhân trong Ban cán sự..

Một số sai phạm thể hiện rõ trong quá trình nghiên cứu quy định pháp luật cũng như hướng dẫn quy định của Nhà nước (NN) chưa toàn diện, cách hiểu chưa đầy đủ theo bối cảnh chung cũng như trong quản lý NN nên kết luận bổ nhiệm, luân chuyển bộc lộ sai phạm trong hiểu biết, cách đưa ra quyết định về nhân sự như vậy. Mức độ sai phạm tới đâu, trách nhiệm của ai trong quy trình đó, cách xử lý những nhân sự mắc sai phạm, thẩm quyền trong ra quyết định nhân sự sẽ được Ban cán sự Đảng Bộ làm rõ và đề xuất hướng xử lý phù hợp theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBKTTƯ.

Như Bộ trưởng nói là có sai phạm trong việc ra quyết định bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải, Kết luận của UBKTTƯ cũng yêu cầu Bộ Công Thương thu hồi lại những quyết định sai. Vậy Bộ có thu hồi quyết định bổ nhiệm Hải?

- Quan điểm của chúng tôi là tiếp thu đầy đủ tinh thần trong kết luận của UBKTTƯ, đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cũng như trong quá trình làm việc của chúng tôi với đoàn kiểm tra, nguyên tắc là sai đâu sửa đó. Tất nhiên, mức độ sai phạm đến đâu, hình thức xử lý như thế nào và đặc biệt hướng giải quyết cụ thể như thế nào thì phải đợi các cơ quan tham mưu của chúng tôi căn cứ theo quy định chung của Đảng, pháp luật Nhà nước để đưa ra cho phù hợp.

Bộ trưởng có xem xét lại vị trí các cán bộ trong kết luận?

- Tất cả các giải pháp của chúng tôi đều hướng vào việc khắc phục các khuyết điểm mang tính hệ thống, đặc biệt là những vấn đề tồn tại ở Ban cán sự Đảng Bộ cũng như các đơn vị có liên quan, cá nhân có liên quan. Giải quyết của chúng tôi là hướng tới khắc phục toàn diện những bất cập, tồn tại trong cách chỉ đạo điều hành cũng như trách nhiệm của Ban cán sự Đảng chứ không phải vào câu chuyện cụ thể. Tuy nhiên, câu chuyện cụ thể của đồng chí nào, của Vũ Quang Hải hay cá nhân nào khác cũng nằm trong chu trình đó. Tất nhiên dư luận xã hội thì đã có rất nhiều, chúng ta có trách nhiệm phải lắng nghe dư luận xã hội và đối chiếu lại khuôn khổ, quy định pháp lý Nhà nước, vai trò trách nhiệm cũng như cách thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước của cơ quan đó, trong đó có Bộ Công Thương, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương.

Vì vậy, bất cứ giải pháp nào chúng tôi nói phải tính đến yếu tố toàn diện đó, những nguyên tắc chung đó, cũng đồng thời, giải quyết, khắc phục những sai phạm, vi phạm trong thời gian qua một cách có hệ thống về cơ bản.

Theo kết luận của UBKTTƯ thì các cơ quan Đảng đã có kiến nghị cụ thể nhưng với cơ quan Nhà nước thì ông Vũ Huy Hoàng đã về hưu thì có thể xử lý như thế nào?

- Tôi không thể bình luận việc này vì tôi không có thẩm quyền quản lý vấn đề này, tôi chỉ là Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bí thư Ban cán sự. Thế nhưng như tôi đã nói, ở đây rất rành mạch, UBKTTƯ đã kết luận về kỷ luật Đảng đối với các tập thể, cá nhân của Bộ Công Thương, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương thì phải chấp hành và thực hiện.

Thế còn về trong nội dung kết luận nêu rất rõ, tập thể Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tổ chức việc kiểm điểm trách nhiệm và có các hình thức xem xét xử lý trách nhiệm phù hợp với những vi phạm, sai phạm nếu có như kết luận đã nêu.

Đồng thời, có biện pháp xử lý những tồn tại liên quan đến công tác cán bộ, cũng như trường hợp cụ thể và Bộ sẽ triển khai trong thời gian tới.

Mạnh Quân

Tag :Trần Tuấn Anh, hồ thị kim thoa, Bộ Công Thương, hình thức kỷ luật, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Chính sách thuế VAT mới đang “bóp chết” doanh nghiệp phân bón nội

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hạc Thuý, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam tại Toạ đàm Gỡ khó chính sách Thuế VAT cho phân bón Việt Nam diễn ra sáng nay (27/10) tại Hà Nội.

Hiện theo Luật 71/2014/QH13 được Quốc hộ thông qua tại kỳ họp thứ VIII, Khoá 13 có hiệu lực ngày 1/1/2015, các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón trong nước vẫn phải chịu thuế VAT đầu vào 10%. Đây là các loại thuế đánh vào chi phí sản xuất nhưng DN lại không được hưởng thuế VAT đầu ra (thu của người nông dân) hiện đang là 0%.

​Theo nhiều DN, họ đang gặp phải khó khăn rất lớn do phân bón nước ngoài được trợ giá hai lần ồ ạt vào Việt Nam, khiến canh tranh không công bằng cho các DN trong nước.
​Theo nhiều DN, họ đang gặp phải khó khăn rất lớn do phân bón nước ngoài được trợ giá hai lần ồ ạt vào Việt Nam, khiến canh tranh không công bằng cho các DN trong nước.

Theo ông Thuý, trong khi DN phân bón chịu thiệt hại lớn từ chính sách thuế VAT của Luật 71 thì họ lại chịu cạnh tranh từ chính sách thuế nhập khẩu phân bón bị hạ mạnh. Cụ thể, trước kia phân bón nhập khẩu phải chịu thuế 11% (bao gồm 6% thuế nhập khẩu và 5% thuế VAT) thì nay, mức thuế này hạ xuống còn 6%.

"Luật 71 hướng đến giảm thuế giá trị gia tăng cho người nông dân mua phân bón, song đây chỉ là lợi ích ngắn hạn. Chính Luật này đã và đang bóp chết các doanh nghiệp phân bón trong nước, thúc đẩy và mở cửa cho nhập khẩu phân bón từ nước ngoài tràn vào Việt Nam", ông Thuý phân tích.

Ông Dương Chí Hội, Phó TGĐ Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí cho biết: Có nhiều nhà máy sản xuất phân bón của Việt Nam hiện nay đang được đầu tư nhà xưởng, công nghệ hiện đại. Nhưng khấu hao chưa có mà giá thành sản phẩm thời gian qua liên tục hạ, trong khi chính sách thuế VAT hiện nay là không công bằng nên các DN rất sợ đầu tư.

"Thuế VAT đầu ra cho phân bón bằng 0%, chúng tôi hiểu Nhà nước đang ủng hộ cho nông dân, giảm giá bán, chính phủ hoàn thuế cho DN, hỗ trợ nông dân. Tuy nhiên, chúng ta lại vô tình mở cửa cho phân bón nước ngoài hưởng lợi, phá sản xuất trong nước", ông Hội nói.

Ông này nhấn mạnh: "Nếu DN phân bón trong nước không cạnh tranh được, thua lỗ, phá sản thì cuối cùng chúng ta lại nhường thị trường cho phân bón Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… Trong khi đó, ở các quốc gia này, chính sách hỗ trợ phân bón trong nước của họ khiến phân bón nước ngoài không phải dễ mà vào được".

Để tháo gỡ khó khăn, bà Trần Thị Bình, Đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau kiến nghị: "Chúng tôi cần được cân đối quyền lợi giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng chứ không đòi hỏi đặc quyền cho riêng mình, Chúng tôi mong Quốc hội sửa lại Luật, ít nhất cũng phải áp dụng VAT đầu ra là 5% để tháo gỡ khó khăn cho DN".

Ông Nguyễn Hoàng Trung, Đại diện Công ty CP Phân bón DAP Vinachem (Hải Phòng) cho hay: Trên thực tế, lợi ích của người nông dân khi áp dụng Luật 71 chưa chắc đã được hưởng giảm giá bởi vì thị trường không thể bền vững khi lệ thuộc phân bón nước ngoài. Thời gian qua, giá phân bón trong nước giảm là do giá thế giới đồng loạt giảm, cả phân bón trong nước và phân bón nhập khẩu cũng đều giảm.

"DN trong nước đang phải chi nhiều tiền hơn để sản xuất, giá bán ra thị trường thấp hơn thì bản chất phải xem phân bón nước ngoài có trợ giá hay không, chính sách của chúng ta có cào bằng không? Nếu Luật 71 tiếp tục được áp dụng, không màng tới những khó khăn của DN, chắc chắn các DN phân bón sẽ dừng hoạt động và phá sản là điều tất yếu. Lúc ấy thị trường phân bón ngày càng lệ thuộc ngoại nhập. Điều này rất nguy hiểm", ông Trung nói.

Ông Hồ Quang Thái, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng cho rằng, có nhiều vấn đề đang đặt ra ở đây là Luật khi xây dựng và áp dụng phải thỏa mãn lợi ích các bên. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi thấy tồn tại nhiều vấn đề.

Hỗ trợ nông dân thuế VAT đầu ra bằng 0%, điều này đồng nghĩa với lượng phân bón nhập khẩu về ồ ạt, với giá rẻ, cạnh tranh rất mạnh với DN. Các DN trong nước thời gian qua đã cố gắng sản xuất tốt, thay đổi công nghệ để ổn định thị trường, nhưng giá phân bón thế giới xuống thấp, lại chịu các điều chỉnh về thuế VAT này, khiến họ cực kỳ khó khăn.

Ôg Thái phân tích: Thuế VAT đầu vào vẫn áp dụng 10%, nhưng đầu ra bằng 0% thì ngân sách Nhà nước được lợi, nhưng lại tăng chi phí DN sản xuất phân bón. Họ không biết bù trừ khoản thuế này vào đâu, ngoài vào giá thành sản phẩm. Giá cao, sản xuất đình trệ, DN thua lỗ, công nhân mất việc. Như vậy, mục đích cuối cùng của Luật 71 là an sinh xã hội, tạo việc làm đã không làm được.

"Vừa qua Ban chỉ đạo 389 Quốc gia có đi kiểm tra phân bón ở nhiều nơi, DN cho biết với bối cảnh hiện nay, họ không dám đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hoá dây truyền sản xuất bởi mức khấu hao lớn cho thiết bị trong khi chính sách thuế đang tạo điều kiện cho phân bón ngoại nhập. Như tình hình hiện nay, DN chỉ còn nước quay về với công nghệ cuốc xẻng - sản xuất phân bón thủ công", ông Thái cho biết.

Nguyễn Tuyền

Tag :sản xuất phân bón, Luật 71, phân bón nhập khẩu, phân bón, Thuế VAT, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Khủng hoảng kinh tế: Người dân Venezuela chặn xe tải bắt gà vì đói

Khủng hoảng kinh tế: Người dân Venezuela chặn xe tải bắt gà vì đói

Tình trạng thiếu lương thực tại đất nước Nam Mỹ này cho thấy người dân nơi đây đang trong cảnh tuyệt vọng, nơm nớp một nỗi lo cơm áo để sống qua ngày.

Những hình ảnh trong đoạn phim là cảnh quay một đám đông hỗn độn đang chặn một chiếc xe tải trên đường cao tốc để bắt những con gia cầm sống trong thùng xe.

Vì thế mà giao thông lâm vào cảnh tắc nghẽn khi hàng chục người trong tình trạng đói lả đang thất thểu chạy vội về phía chiếc xe tải lấy những con chim trong thùng xe.

Người dân Venezuela chặn xe tải cướp lương thực

Người dân Venezuela chặn xe tải cướp lương thực

Sự việc này một lần nữa làm rõ một minh chứng về cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela càng ngày càng xuống dốc không phanh bởi tình trạng cướp bóc không còn gì xa lạ, điển hình như nạn cướp bóc tại thành phố phía Bắc mang tênTocuyito. Người dân nước này đã lên tiếng đòi Tổng thống Nicolas Maduro phải từ chức do nạn đói hoành hành khắp nơi.

Những ngày qua, trên các con phố của Venezuela đã chứng kiến không ít những cuộc biểu tình. Những đoàn người gây rối, nổi loạn đập nồi, đập chảo và hét lớn: Chúng tôi đói, chúng tôi đói.

Chính quyền đã ban bố tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp hồi cuối tháng trước

Ông Henrique Capriles, Thống đốc bang Miranda – bang lớn thứ hai tại Venezuela nói:" Chúng tôi đã ban bố lệnh thiếu lương thực khẩn cấp tại thành phố của chúng tôi". Ông Henrique Capriles cùng với phe đối lập – Đảng Dân chủ Thống nhất đã đổ lỗi cho Tổng thống và việc điều hành chính sách sai lầm của Đảng Xã hội Thống nhất chính là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực, thuốc men, y tế nghiêm trọng như hiện nay.

Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế của Venezuela lâm vào tình trạng khủng hoảng kể từ khi giá dầu thô sụt giảm mạnh từ giữa năm 2014. Tình cảnh đất nước đang đe dọa tổng thống Maduro và 17 năm cầm quyền của Đảng Xã hội Thống nhất.

Lương Nguyễn
Theo Daily Mail

Tag :khủng hoảng kinh tế, chặn xe tải, video gây sốc, đường cao tốc, phe đối lập, đảng Dân chủ, khủng hoảng lương thực

Thêm mặt hàng thép bị Mỹ kiện lẩn tránh thuế do nghi nguồn gốc Trung Quốc

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).

Cụ thể, ngày 27/9, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ đã nộp đơn kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới DOC đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này.

Nguyên đơn là các doanh nghiệp như ArcelorMittal USA LLC, Nucor Corporation, United States Steel Corporation, và AK Steel Corporation.

Nguyên nhân của sự việc được cho là bắt nguồn từ sự kiện 24/8/2015, Mỹ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với cùng loại sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh. Ngay sau đó, Mỹ đã ban hành lệnh áp thuế với Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44%.

Theo nguyên đơn, sau khi Mỹ ban hành lệnh áp thuế, lượng xuất khẩu của Trung Quốc đối với sản phẩm này sang Mỹ giảm đi rõ rệt, tuy nhiên lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng đột biến.

Các nguyên đơn yêu cầu DOC khởi xướng điều tra và hoãn việc thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép mạ từ Việt Nam và yêu cầu khoản tiền đặt cọc với các chuyến hàng này ở mức bằng với mức thuế AD và CVD đối với sản phẩm từ Trung Quốc.

Căn cứ theo quy định của Mỹ, DOC sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn (dự kiến ngày 10/11/2016) và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.

Sau vụ thép mạ Việt Nam bị nghi là hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ vừa diễn ra, đây là vụ thứ hai các doanh nghiệp Mỹ đề nghị khởi kiện các doanh nghiệp Việt vì có nghi ngờ việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá vào Mỹ với mặt hàng thép cán nguội.

Trước đó, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Hoa Kỳ cũng đã nộp đơn kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép mạ) nhập khẩu từ Việt Nam.

Hồi tháng 7 vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Pháp dẫn thông tin từ Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết, Hải quan Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ba Lan trong thời gian qua ghi nhận một số lượng lớn các sản phẩm thép cuộn phủ sơn nhập khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu gian lận thương mại.

OLAF nghi ngờ khả năng có doanh nghiệp Trung Quốc bán thép vào Việt Nam rồi để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU dùng C/O Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá. Nếu nghi ngờ này được xác minh, OLAP sẽ kiến nghị Hải quan các nước nhập khẩu truy thu thuế chống bán phá giá (58%) mà EU đang áp dụng đối với thép Trung Quốc.

Phương Dung

Tag :thép cán nguội, lẩn tránh thuế, xuất xứ trung quốc, thép trung quốc, chống bán phá giá

Đại gia địa ốc rót ngàn tỷ, Phan Thiết choàng mình “thức giấc”

Phối cảnh dự án Ocean Dunes Phan Thiết.
Phối cảnh dự án Ocean Dunes Phan Thiết.

Hạ tầng hoàn thiện, Phan Thiết tăng tốc

Phan Thiết từ lâu đã là điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Vùng đất này không chỉ nổi tiếng là nơi sở hữu những bãi biển dài trong xanh bất tận với khí hậu quanh năm chan hoà ánh nắng hay những đồi cát trải dài miên man tuyệt đẹp thay đổi hình dạng hàng giờ. Mà nơi đây còn là một vùng đất chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của người Chăm mà du khách luôn háo hức khám phá…

Trong thời gian gần đây, hạ tầng Phan Thiết liên tục đón tin vui với những công trình tỷ đô.

Tháng 2/2015, Cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Long Thành đi vào hoạt động đã rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn hơn 3h. Theo quyết định của Bộ GTVT, trong năm 2017, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng sẽ khởi công rút ngắn thời gian từ TPHCM – Phan Thiết chỉ còn 2h lái xe. Cao tốc Phan Thiết – Mũi Né - Nha Trang khởi công vào quý II/2017 sẽ đưa Phan Thiết trở thành tâm điểm của tứ giác vàng du lịch: TP.HCM – Phan Thiết – Đà Lạt – Nha Trang.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2013 dự án sân bay Phan Thiết đã được Bộ GTVT phê duyệt, năm 2015 dự án đã được Tập Đoàn Rạng Đông khởi công với tổng mức đầu tư 5,600 tỷ đồng. Dự kiến năm 2018 sân bay hoàn thành và đi vào hoạt động. Nếu đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Dây – Phan Thiết – Nha Trang thúc đẩy khách nội địa khu vực phía Nam đến Bình Thuận tăng đột biến trong năm 2015 thì khi có sân bay, du lịch Bình Thuận dự kiến sẽ hút thêm du khách các tỉnh phía Bắc và quốc tế.

Đặc biệt quyết định dừng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà – Bình Thuận cũng là một tin vui cho thị trường bất động sản Phan Thiết.

Hàng loạt ông lớn đang nhập cuộc chơi

Sự cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông đến Phan Thiết và sự xuất hiện của các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới đã thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản du lịch Phan Thiết. Giá phòng và công suất phòng khách sạn đều tăng, dẫn đến giá trị bất động sản cũng đang tăng lên. Chớp cơ hội, các nhà đầu tư đang đua nhau xây khách sạn và phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Trong số những đại gia BĐS Việt Nam tìm đến Phan Thiết và làm cho nơi đây "thay da đổi thịt" phải kể đến ông trùm bản địa là Tập đoàn Rạng Đông. Ngoài dự án sân bay Phan Thiết, tập đoàn này còn đầu tư vào đây quần thể của resort Sealinks City Mũi Né Phan Thiết với diện tích hơn 168(ha) và nằm trong trong lòng sân Golf đẹp và thử thách bậc nhất Đông Nam Á.

Ocean Dunes được biết đến như một dự án nghỉ dưỡng tại trung tâm thành phố Phan Thiết. Toàn dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng.
Ocean Dunes được biết đến như một dự án nghỉ dưỡng tại trung tâm thành phố Phan Thiết. Toàn dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng.

Không chỉ sân bay Phan Thiết và quần thể Sealink City, tháng 8 vừa qua, cả thị trường địa ốc "choáng váng" trước thông tin siêu dự án gồm tổ hợp biệt thự, nhà phố và khách sạn biển có quy mô lên tới 62 ha tại trung tâm thành phố Phan Thiết với tổng mức đầu tư khủng lên tới 2.600 tỷ đồng chính thức được Tập đoàn Rạng Đông và Công Ty Cổ Phần Green Real – đối tác đầu tư dự án công bố. Khi hoàn thiện dự án sẽ cung ứng ra thị trường 1.515 nhà phố, biệt thự hướng biển và khoảng 5.000 căn hộ cao cấp.

Dự án này nằm ngay ngã tư 2 con đường đẹp nhất Thành phố là đại lộ Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, sát bãi biển Đồi Dương là khu vực vàng đắt đỏ nhất của Thành Phố Phan Thiết. Trên hết, dự án được sân golf Phan Thiết bao bọc ba mặt, đồng thời nằm kế bên khu nghỉ dưỡng Ocean Dunes, đối diện là khách sạn Novotel Phan Thiết. Đặc biệt, dự án hội tụ đủ các tiện ích phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng như: Bến du thuyền, toà lâu đài mang phóng cách châu Âu, bờ biển riêng 1.200m, công viên ven biển, nhà hàng và trung tâm thương mại theo chuẩn quốc tế….

Theo thông tin từ chủ đầu tư, chỉ sau một tháng mở bán thăm dò thị trường hồi tháng 8 đã hơn 300 nền biệt thự tại dự án đã tìm được chủ. Trong tháng 10, Công ty Cổ Phần Green Real sẽ chính thức đưa dự án bắc tiến với khách hàng Hà Nội, dự kiến dự án sẽ gây sốt với các khách hàng của đất cố đô.

Theo ý kiến của các chuyên gia, với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường tại Phú Quốc đang nguội lạnh sau cơn sốt năm 2014, thị trường Đà Nẵng đang nóng sốt cũng tiềm ẩn nguy cơ bội cung, có thể trong thời gian tới dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ đổ dồn về Phan Thiết để tìm kiếm những cơ hội mới cho một cơn sốt mới manh nha chuẩn bị bùng nổ.

Lâm An

Tag :ocean dunes, phan thiết, địa ốc, bất động sản nghỉ dưỡng, tập đoàn rạng đông, đại gia địa ốc