Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong các tỉnh “trắng FDI” nêu trên đều là các tỉnh có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Những năm qua không có hoặc rất ít các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án phát triển của địa phương. Tỷ lệ vốn ngoại chỉ đạt dưới 1 triệu USD (vốn tích luỹ qua các năm).
Ngoài các địa phương “trắng FDI”, Cục Đầu tư Nước ngoài còn cho biết, có rất nhiều tỉnh chỉ đạt từ 1 – 2 dự án FDI như: Sóc Trăng, Kon Tum, Quảng Trị, Lạng Sơn, Đắc Lắc, An Giang, Kiên Giang, Quảng Bình.
Về số vốn FDI 9 tháng qua, theo số liệu từ Cục Đầu tư, FDI cả nước thu hút được khoảng 16,43 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu là Hải Phòng với 37 dự án, chiếm 2,4 tỷ USD, Hà Nội với hơn 300 dự án, chiếm 1 tỷ USD, Đồng Nai, Bình Dương mỗi tỉnh lần lượt 1 tỷ USD…
Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với 4,5 tỷ USD, Singapore 1,2 tỷ USD và Nhật Bản với 650 triệu USD.
Về lĩnh vực đầu tư, cả ước có hơn 19 lĩnh vực đầu tư trọng điểm, trong đó các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo có tổng vốn đầu tư lớn nhất với 767 dự án, số vốn 7,9 tỷ USD, các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm khoảng 500 dự án, tiếp sau là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 39 dự án với gần 1 tỷ USD.
Nguyễn Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét